Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động: Ai phải thực hiện? Gồm nội dung gì?

  1. Ngày đăng: 11-04-2024 10:11:08
  2. Lượt xem: 74
1  2  3  4  5
0/5 - 0 Bình chọn - 74 Lượt xem

(11/4/2024) Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động: Ai phải thực hiện? Gồm nội dung gì?

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là một trong những vấn đề mà doanh nghiệp cần phải đảm bảo thực hiện. Vậy hiện nay về đối tượng, nội dung và thời gian huấn an toàn vệ sinh lao động được quy định như thế nào?

1. Ai phải tham dự huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) có quy định 06 nhóm đối tượng sau đây phải tham dự huấn luyện an toàn vệ sinh lao động:

- Nhóm thứ nhất: Những người đứng đầu các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và đứng đầu các phòng, ban hay chi nhánh trực thuộc; người phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh hoặc kỹ thuật; quản đốc phân xưởng và tương đương; cấp phó người đứng đầu nêu trên được giao nhiệm vụ phụ trách về công tác an toàn vệ sinh lao động.
- Nhóm thứ hai: Những người chuyên trách hoặc bán chuyên trách về an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở; Người trực tiếp giám sát về an toàn vệ sinh lao động của nơi làm việc.
- Nhóm thứ ba: Những người lao động làm các công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động được Bộ Lao động Thương binh và xã hội ban hành.
- Nhóm thứ tư: Những người lao động không thuộc các nhóm thứ nhất, thứ ba, thứ năm, thứ sáu, có bao gồm cả người học nghề, người tập nghề, lao động thử việc.
- Nhóm thứ năm: Người làm công tác y tế.
- Nhóm thứ sáu: An toàn vệ sinh viên.

2. Nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

huan luyen an toan ve sinh lao dong  ai phai thuc hien  gom noi dung gi

Căn cứ quy định tại Điều 18 Nghị định 44/2016/NĐ-CP có quy định nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tương ứng với 06 nhóm đối tượng tham dự như sau:

- Nội dung huấn luyện đối với nhóm thứ nhất

  • Hệ thống chính sách & pháp luật về an toàn vệ sinh lao động;

  • Nghiệp vụ công tác an toàn vệ sinh lao động gồm các nội dung về tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở; nội dung về việc phân định trách nhiệm, giao quyền hạn về công tác an toàn vệ sinh lao động; các kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp phòng ngừa, cải thiện về điều kiện lao động; cuối cùng là về văn hóa an toàn trong sản xuất và kinh doanh.

- Nội dung huấn luyện đối với nhóm thứ hai

+ Hệ thống chính sách và pháp luật về an toàn vệ sinh lao động;

+ Nghiệp vụ công tác an toàn vệ sinh lao động. Trong đó, bao gồm các nội dung về:

  • Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở;

  • Về việc xây dựng nội quy, quy trình, quy chế và biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động;

  • Nội dung về phân định trách nhiệm, giao quyền hạn về công tác an toàn vệ sinh lao động;

  • Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;

  • Các kiến thức cơ bản về yếu tố có hại, nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa và cải thiện điều kiện lao động;

  • Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;

  • Xây dựng hệ thống quản lý về an toàn vệ sinh lao động;

  • Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn vệ sinh lao động hằng năm;

  • Công tác điều tra về tai nạn lao động;

  • Nghiệp vụ công tác tự kiểm tra;

  • Các yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động;

  • Quản lý máy móc, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;

  • Hoạt động tuyên truyền, thông tin, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động;

  • Sơ cấp cứu về tai nạn lao động, phòng chống các bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

  • Về công tác kỷ luật, thi đua, khen thưởng, thống kê và báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động;

  • Nội dung huấn luyện chuyên ngành về kiến thức tổng hợp về máy móc, thiết bị, vật tư và chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; về quy trình làm việc an toàn với máy móc, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.

- Nội dung huấn luyện đối với nhóm thứ ba

+ Hệ thống chính sách & pháp luật về an toàn vệ sinh lao động;

+ Kiến thức cơ bản về:

  • An toàn vệ sinh lao động bao gồm về những chính sách và chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động;

  • Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và những phương pháp cải thiện điều kiện lao động;

  • Chức năng và nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;

  • Nội quy an toàn vệ sinh lao động, biển chỉ dẫn, biển báo an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân;

  • Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;

  • Nghiệp vụ và kỹ năng trong sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;

+ Nội dung huấn luyện chuyên ngành về kiến thức tổng hợp về:

  • Máy móc, thiết bị, vật tư và các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý về rủi ro liên quan đến các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người tham dự huấn luyện đang làm;

  • Quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.

- Nội dung huấn luyện đối với nhóm thứ tư: Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động về các nội dung như:

  • Chính sách và chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động;

  • Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động;

  • Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và những phương pháp cải thiện điều kiện lao động;

  • Các chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa trong an toàn trong sản xuất, kinh doanh;

  • Nội quy an toàn vệ sinh lao động, biển chỉ dẫn, biển báo về an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ và kỹ năng về sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

  • Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc về các nội dung về quy trình làm việc, yêu cầu cụ thể về an toàn vệ sinh lao động ở nơi làm việc.

- Nội dung huấn luyện đối với nhóm thứ năm

+ Hệ thống chính sách và pháp luật về an toàn vệ sinh lao động;

+ Nghiệp vụ công tác an toàn vệ sinh lao động gồm các nội dung về:

  • Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở;

  • Nội dung về phân định trách nhiệm, giao quyền hạn về công tác an toàn vệ sinh lao động;

  • Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại và những biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động;

  • Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;

- Nội dung huấn luyện đối với nhóm thứ sáu: Người lao động tham gia mạng lưới an toàn vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, còn được huấn luyện thêm về kỹ năng và những phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.

3. Thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 44/2016/NĐ-CP sửa đổi tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP, thời gian huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động với từng nhóm được quy định như sau:

- Đối với nhóm thứ nhất và nhóm thứ tư thì tổng thời gian huấn luyện phải ít nhất là 16 giờ (có bao gồm cả thời gian kiểm tra).

- Đối với nhóm thứ hai thì tổng thời gian huấn luyện phải ít nhất là 48 giờ (có bao gồm cả thời gian huấn luyện thực hành, lý thuyết,  kiểm tra)

- Đối với nhóm thứ ba thì tổng thời gian huấn luyện phải ít nhất là 24 giờ (có bao gồm cả thời gian kiểm tra).

- Đối với nhóm thứ năm thì tổng thời gian huấn luyện phải ít nhất là 16 giờ (có bao gồm cả thời gian kiểm tra).

- Đối với nhóm thứ sáu thì tổng thời gian huấn luyện phải ít nhất là 04 giờ (ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động)

Trên đây là thông tin về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.

Tác giả: Nguyễn Hương Nguyễn Đức Hùng Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng
Nguồn: Luật Việt Nam

Bài viết khác

Bảng giá điều

Bảng giá điều (tạm ngưng)

Quy đổi Gram » Ibs/80kgs
»
Tỷ giá hoán đổi
Mua CK Bán
Đăng ký nhận bản tin