Doanh nghiệp điều tạm dừng nhập khẩu nguyên liệu do giá cao
- Ngày đăng: 27-02-2018 17:45:42
- Lượt xem: 956
Các doanh nghiệp điều trong nước đang tạm dừng nhập khẩu nguyên liệu điều thô từ châu Phi do giá tăng quá cao. Nếu tiếp tục mua vào chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ.
Doanh nghiệp điều tạm dừng nhập khẩu nguyên liệu do giá cao
(27/02/2018) Doanh nghiệp điều tạm dừng nhập khẩu nguyên liệu do giá cao
Các doanh nghiệp điều trong nước đang tạm dừng nhập khẩu nguyên liệu điều thô từ châu Phi do giá tăng quá cao. Nếu tiếp tục mua vào chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ.
Thông tin trên được đại diện Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết tại Hội nghị triển khai phương hướng hoạt động năm 2018 của Vinacas chiều 27/2.
Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hứa Chung - TTXVN
Theo ông Đặng Hoàng Giang, Phó Chủ tịch Vinacas, trong thời gian qua giá điều thô ở châu Phi đã bị thổi phi lý. Cụ thể, giá điều thô tăng 30-40% trong khi giá điều nhân trên thị trường thế giới chỉ tăng khoảng 10-15%. Trong năm 2017, giá điều thô nhập khẩu bình quân 1.956 USD/tấn, cao nhất từ trước đến nay.
Giá điều thô cuối vụ ở châu Phi hiện cũng tăng cao trong 2 tháng đầu năm. Do giá điều thô quá cao, các doanh nghiệp Việt Nam đã tạm ngừng nhập khẩu điều thô. Các doanh nghiệp Ấn Độ cũng đã có động thái tương tự. Trước tình hình này, nhiều dự báo cho thấy, từ ngày 15/3 trở đi, giá điều thô châu Phi sẽ phải giảm xuống.
Tuy nhiên, ông Tạ Quang Huyên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Hoàng Sơn 1 cho rằng, kể cả khi giá điều thô đã giảm, các doanh nghiệp Việt Nam không cần phải nhập khẩu quá nhiều điều thô như năm 2017 (trên 1,3 triệu tấn) mà chỉ cần nhập chừng 900.000 tấn đến 1 triệu tấn.
Theo ông Huyên, năm nay, điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho cây điều ra hoa, đậu trái nên nhiều khả năng vụ điều ở Việt Nam sẽ đạt sản lượng tốt, có thể đạt tới 400.000-500.000 tấn. Tương tự, vụ điều ở Campuchia cũng có nhiều thuận lợi, có thể giúp doanh nghiệp chế biến điều Việt Nam giảm áp lực nhập khẩu từ châu Phi.
Trước tình hình nguyên liệu còn nhiều biến động, Vinacas và các doanh nghiệp hội viên đã thống nhất chủ trương tăng chất, giảm lượng, tập trung chế biến sâu và phát triển thị trường nội địa. Theo đó, ngành điều đưa ra mục tiêu xuất khẩu điều nhân trong năm 2018 chỉ còn 300.000 tấn, thay vì 362.700 tấn như năm 2017. Tương ứng với đó là mức kim ngạch đạt 3 tỷ USD năm 2018, thấp hơn mức 3,62 tỷ USD so với năm trước đó.
Việc đặt mục tiêu “ngược" như trên có thể khiến cơ quan chủ quản không hài lòng. Tuy nhiên, “Ngoài việc giảm giá nguyên liệu thu mua xuống mức hợp lý khoảng 1.800 USD/tấn thì ngành điều không còn cửa giảm giá thành. Vì vậy, nếu cố gắng tăng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2018 lên 4 tỷ USD bằng cách mua nguyên liệu giá cao như năm 2017 thì doanh nghiệp chỉ còn đường thua lỗ. Trên thực tế, chúng ta không thể tác động đến giá bán điều nhân mà phụ thuộc vào nhu cầu thị trường", ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas chia sẻ.
Để rút ngắn khoảng cách cung – cầu nguyên liệu cho chế biến, hiện Vinacas đang hợp tác cùng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia phát triển vùng nguyên liệu điều, với mục tiêu gia tăng sản lượng lên 1 triệu tấn trong vòng 10 năm tới./.
H. Chung
Nguồn: Vietnam+/ TTXVN
Bài viết khác
- Giảm “áp lực” từ thị trường Hoa Kỳ, ngành điều Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu mới
- Chi cục Hải quan khu vực 2: Hàng xuất sang Mỹ bị hủy gần 14 tỉ đồng trong nửa tháng 4
- Sẽ ký 4 thỏa thuận trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc
- Đề xuất Mỹ miễn trừ thuế đối với thủy sản, điều, cà phê, tiêu
- Tổng thống Trump hoãn thời hạn áp thuế: Hàng nông sản được xuất khẩu bình thường, tin tưởng vào sự ứng biến của doanh nghiệp
- Trước nguy cơ Mỹ áp thuế 46%, chủ tịch một ngành hàng nông sản đã sang Mỹ để đàm phán trực tiếp với đối tác
- Mỹ áp thuế 46%: Bộ Công Thương khuyên DN ’không bỏ trứng vào một giỏ’
- Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có thể chịu thiệt hại vì thuế đối ứng của Mỹ
- Ngành điều Việt Nam: Tăng trưởng mạnh mẽ và dự báo sản lượng điều toàn cầu trong năm 2025
- Việt Nam là nguồn cung một loại hạt lớn nhất cho Mỹ, trong khi Campuchia tham vọng là nước xuất khẩu điều hàng đầu
Bảng giá điều (tạm ngưng)
Mã | Mua | CK | Bán |